Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này



 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đến với diễn đàn!
Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ!!!
Tên: TùngAdmin
Số Bài Post :181 Số bài - 64%
Tên: ™•ñhÓc_Vị†•™
Số Bài Post :37 Số bài - 13%
Tên: Karjn
Số Bài Post :22 Số bài - 8%
Tên: tieumachnha
Số Bài Post :21 Số bài - 7%
Tên: JokEr™
Số Bài Post :17 Số bài - 6%
Tên: ~Ken.
Số Bài Post :1 Bài gửi - 0%
Tên: Gà Vườn
Số Bài Post :1 Bài gửi - 0%
Tên: mstranganh
Số Bài Post :1 Bài gửi - 0%
Các bài gửi mới nhất Reload
TùngAdmin
TùngAdmin
Truyện tranh hài CrossFire
Đang tải dữ Liệu
Gà Vườn
DAMtv - Thần Tượng
Đang tải dữ Liệu
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
Wide Awake - Katy Pery
Đang tải dữ Liệu
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
TùngAdmin
Karjn
TùngAdmin
TùngAdmin
™•ñhÓc_Vị†•™ nhắn vớiForum 123 hi
gửi vào lúc 13/5/2012, 8:42 pm ...
:Mọi người cùng góp phần xây dựng forum ngày càng phong phú nha Very Happy
TùngAdmin nhắn vớiTập thể khối 8
gửi vào lúc 13/5/2012, 8:31 pm ...
:Sắp nghỉ hè rồi mọi người ơi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
™•ñhÓc_Vị†•™ nhắn vớiForum và lớp 8a1
gửi vào lúc 11/5/2012, 7:32 pm ...
:Buổi tối ấm nha cả nhà (11/5.7h28p PM)
TùngAdmin nhắn vớithanh tùng
gửi vào lúc 10/5/2012, 9:10 pm ...
:vui vẻ nhé
TùngAdmin nhắn vớiTất cả mọi người
gửi vào lúc 8/5/2012, 8:21 pm ...
:chào mọi người
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang

Share
 

 Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
TùngAdmin
Tước hiệuThiết Kế

Thiết Kế
TùngAdmin


Tổng số bài gửi : 181
Điểm : 9459
Phương Châm : keke

Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này   Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này Icon_minitime8/8/2012, 9:03 pm

Vào cuối tuần này những người yêu bầu trời sẽ có dịp chiêm ngưỡng một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất của năm, mưa sao băng Perseids.
Mưa sao băng Perseids, được xem như là một trong trong vài trận mưa sao băng ấn tượng nhất hàng năm (cùng với Geminids tháng 12 và Quadrantids tháng 1). Năm ngoái, trăng sáng đã phá hỏng trận mưa sao này bằng cách làm mờ đi những vệt sao băng mờ yếu, nhưng trong năm 2012 này thì mặt trăng sẽ chỉ ở pha trăng khuyết dạng lưỡi liềm và chỉ gây ra chút ít phiền toái với những người quan sát trận mưa sao này tới đây.
Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này Perseids2011
Tâm điểm mưa sao băng Perseids ở hướng Đông Bắc gần chòm sao Perseus (Anh Tiên)
Theo dự báo của Tổ chức sao băng quốc tế (IMO), mưa sao băng Perseids năm nay sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng từ 12h- 14h30 ngày 12/8/2012 (giờ UT), tức khoảng 19h00 tới 21h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam, khi mưa sao băng Perseids đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng quan sát được có thể lên đến hơn 100 sao băng/giờ. Thời điểm thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao này ở Việt Nam là từ sau nửa đêm 12/8 tới rạng sáng ngày 13/8.
Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ khoảng năm 36, cách đây khoảng 2000 năm. Trong khoảng năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây đá bụi và những mảnh vỡ để lại từ sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) (được phát hiện năm 1862) trải dài trên quĩ đạo mỗi 133 năm của nó quanh hệ Mặt Trời.
Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ khoảng năm 36, cách đây khoảng 2000 năm. Trong khoảng năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là đám mây đá bụi và những mảnh vỡ để lại từ sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) (được phát hiện năm 1862) trải dài trên quĩ đạo mỗi 133 năm của nó quanh hệ Mặt Trời.
Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này Leonids_cometTempel-Tuttle
Hằng năm vào giữa tháng 8, quĩ đạo Trái Đất cắt ngang đám mây bụi của sao chổi 109 P/Swift-Tuttle tạo ra trận mưa sao băng Perseids , ảnh mang tính minh hoa tương tự như quỹ đạo của sao chổi Tempel Tuttle và trận mưa sao băng Leonids do nó gây ra..
Vào những đêm lân cận và đặc biệt là đêm cực điểm sao băng Perseids 2012 (đêm 12/8 rạng sáng 13/Cool người quan sát có thể theo dõi mưa sao băng từ sau nửa đêm khi chòm Perseus xuất hiện từ chân trời phía Đông Bắc. Hãy để tầm mắt bao quát cả vùng trời phía đông bắc lên đến đỉnh đầu, đây là nơi bạn có thể bắt gặp các sao băng nhiều nhất. Thời điểm quan sát thuận lợi nhất có lẽ là khoảng rạng sáng ngày 13/8 (và cả những ngày lân cận cực điểm), khi chòm Perseus đã lên cao.

Mưa sao băng Perseids luôn là một trận mưa sao băng rất đáng chú ý trong năm, bởi đây là trận mưa sao luôn xuất hiện với rất nhiều sao băng rất sáng (còn gọi là fireballs) so với nhiều trận mưa sao băng khác. Bên cạnh đó, Perseids như mọi năm luôn là trận mưa sao băng đánh dấu khởi đầu chuỗi các trận mưa sao băng lớn thuận lợi quan sát ở Việt Nam gồm: Perseids - Leonids – Orionids- Geminids. Tuy vậy, yếu tố thời tiết cũng là điều cần lưu ý đến. Thời gian diễn ra cực điểm của trận mưa sao này lại ngay vào giữa mùa mưa ở Việt Nam nên thời tiết luôn đóng một vai trò quyết định tới khả năng quan sát (độ tin cậy) cũng như độ rực rỡ của Perseids, dù cho đây là một trận mưa sao rất đáng chú ý của năm.
Một số kinh nghiệm khi quan sát mưa sao băng
- Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng nhưng điều kiện quan sát và thời tiết ở mỗi nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát được các sao băng nhiều hay ít.

- Quan sát mưa sao băng là một hoạt động mà bạn chỉ cần dùng mắt thường mà thôi. Bởi các sao băng di chuyển với vận tốc quá nhanh (vài chục km/s) để có thể được quan sát và theo dõi qua kính thiên văn hay thậm chí là cả ống nhòm.

- Không cần thiết bạn phải xác định tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng này nằm ở đâu, bởi các sao băng có thể được quan sát ở bất cứ đâu trên bầu trời khi nó xuất hiện. Đừng hiểu nhầm tâm điểm ở chòm Perseus có nghĩa là sao băng chỉ bay từ đó ra, nó có thể xuất hiện ở những chòm sao khác thậm chí rất xa tâm điểm, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy đường kéo dài hướng bay của sao băng có vẻ chụm lại ở chòm Perseus. Hãy nhìn bao quát cả vùng trời xung quanh tâm điểm của sao băng (Đối với trận mưa sao băng Perseids này, đó là vùng trời phía Đông Bắc lên đến đỉnh đầu khi quan sát vào rạng sáng) Điều quan trọng nhất chỉ là bạn phải chờ tới khi tâm điểm này lên cao hơn so với chân trời mà thôi.

- Bạn sẽ thấy nhiều sao băng hơn sau nửa đêm bởi vì do chuyển động của Trái đất chúng ta. Hãy chắc rằng bạn đã bảo vệ mắt của mình khỏi ánh sáng trực tiếp (tránh nhìn ánh sáng trực tiếp) và để cho nó có nhiều thời gian để có thể thích ứng bóng tối, ít nhất là 20 phút trước khi bắt tay vào quan sát bạn nhé.

- Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng bạn nhé! Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường. Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.

- Tính kiên trì cũng không kém quan trọng! Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng xuất hiện liên tục 2-3 cái.

- Do từ 1h sáng trở đi vị trí chòm Perseus cùng “vùng trời sao băng” sẽ lên khá cao gần trên chân trời Đông Bắc nên việc đứng quan sát sẽ làm cổ bạn rất mỏi. Cách tốt nhất để quan sát chúng là bạn phải mặc đủ ấm và nằm ngả lưng trên một ghế võng hay một chiếc ghế dài (trường kỷ) để có thể có một tầm nhìn rộng và bao quát nhất có thể lên bầu trời đêm.

- Quan sát sao băng kéo dài cả đêm, do đó các bạn cần lưu ý: cần mặc áo ấm và đội mũ để tránh sương. Nếu trời có mây nhiều và mưa thì không nên tiếp tục quan sát để giữ gìn sức khỏe.
Lưu ý quan trọng:
Quan sát tốt nhất luôn là từ sau nửa đêm tới rạng sáng
Trái Đất vừa quay lại vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Phần bán cầu đang là buổi sáng của Trái Đất chuyển động quay ngược hướng với hướng chuyển động quanh mặt trời. Trước nửa đêm chúng ta ở phía sau của con tàu Trái Đất, qua nửa đêm thì lại ở hướng thẳng tiến về phía trước. Khi lao vào đám bụi thiên thạch phần phía trước sẽ "lãnh đạn" nhiều hơn phía sau. Theo một tài liệu thống kê thì vào các đêm mật độ quan sát được sao băng từ sau nửa đêm sẽ lớn hơn gấp hơn 4 lần trước đó.

Bạn có thể đôi lúc không thấy sao băng nào, nhưng hãy kiên nhẫn và sao băng sẽ xuất hiện. Các sao băng thường xuất hiện theo nhóm, do vậy nếu bạn đã thấy 1 sao băng, sẽ tập trung nhìn vào toàn bộ vùng trời một cách tập trung và cẩn thận hơn. Nếu bạn chưa bao giờ thấy sao băng trước đó, bạn có thể nghĩ là bạn đang “nhìn một cái gì đó” trước, bởi vì chúng thường di chuyển rất nhanh, và biến mất trước khi bạn đưa mắt vào chúng.
Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này 1048156915_09af706b62
Tâm điểm chưa xuất hiện thì không nên xem.
- Tâm điểm sao băng (Radiant): Mỗi trận mưa sao băng, khi kéo dài các tia sao băng dường có chung 1 điểm xuất phát, điểm này ở gần chòm sao nào thì người ta lấy tên chòm sao đó cho mưa sao băng ví dụ Leonids – Leo (Sư Tử), Perseids - Perseus (Anh Tiên). Khi tâm điểm này càng cao khỏi chân trời bao nhiêu thì các sao băng xuất hiện càng nhiều, thời điểm quan sát lý tưởng nhất là khi tâm điểm ở đỉnh đầu. Ví dụ như mưa sao băng Perseids tuy có thể tâm điểm bắt đầu xuất hiện ở chân trời sau nửa đêm, nhưng đến khoảng chừng sau 2h sáng nó mới đủ cao để xuất hiện nhiều sao băng. Tuy nhiên cần lưu ý, quan sát sao băng không nên chỉ chú tâm vào tâm điểm mà phải đưa mắt bao quát cả vùng trời xung quanh nó.
Một số trận sao băng lớn khi tâm điểm sắp mọc hoặc còn thấp ở chân trời vẫn có thể xem được nhiều sao băng.
Cực điểm mới đáng giá
Thời gian cực điểm: Mỗi trận mưa sao băng đều có 1 thời gian cực điểm kéo dài khoảng 1-2 tiếng. Đây là lúc Trái Đất đi vào vùng bụi mật độ cao, và nếu quan sát được vào thời điểm này có thể mới thực sự gọi là mưa sao băng, khi có vài chục thậm chí vài trăm sao băng xuất hiện trong thời gian cực điểm. Thời gian cực điểm của mỗi trận mưa sao băng thường được dự báo với sai số khoảng vài tiếng, các bạn có thể tra cứu trên trang imo.net. Các trân mưa sao có thể có 1 cực điểm chính và nhiều cực điểm phụ. Tuy nhiên không phải trận mưa nào những người quan sát đều có dịp quan sát vào lúc cực điểm thật sự . Như trận mưa sao Quadrantids năm nay cực điểm thực sự được dự báo vào khoảng từ 07hAM giờ GMT ngày 04/01/2012 quy đổi ra giờ VN là 14h ngày 04/01, có nghĩa là ở VN thì không xem được cực điểm này do chúng ta lúc đó vẫn còn ban ngày. Do đó nếu chúng ta quan sát vào lúc sau nửa đêm tới rạng sáng hai ngày 04/01 và 05/01 là thời điểm lân cận nhất với cực điểm này, thì sẽ thấy được nhiều sao băng hơn cả (dĩ nhiên không thể so sánh với thời điểm cực điểm). Và cũng có lúc thời gian cực điểm lại không xem được ở VN không những do ban ngày mà còn do thời điểm đó tâm điểm mưa sao băng vẫn chưa xuất hiện.


Theo: Tuấn Duy - HAAC
Về Đầu Trang Go down
http://thcstruongthanh.org.org
 

Chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids vào cuối tuần này

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Chợt Nhận Ra (ost Cuối đường Băng) [Tặng Tập thể 8a1]
» BƯỚC NHẢY HOÀN VŨ 2012 (TUẦN 1)
» Dream High 2 (tập 15+tập cuối)
» Việt Nam sắp đón mưa sao băng Lyrids
» Mưa sao băng Eta Aquarids vào rạng sáng tối nay

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tin Tức :: Tin Tức-
Loading